Kể từ thời điểm ra mắt cuối năm 2023, Counter-Strike 2 luôn là tâm điểm của cộng đồng CS nói riêng và anh em chơi game FPS nói chung. Vẫn là một cơn sốt toàn cầu được Valve tung ra nhằm đưa tượng đài Counter-Strike lên một tầm cao mới. Vậy CS2 có gì làm cho cộng đồng bùng nổ đến vậy? Cùng giải đáp thắc mắc và nhận về thêm những thông tin tại bài viết dưới đây của gameorb.vn
Lịch sử hình thành và phát triển của Counter-Strike
Counter-Strike (Hay CS1.1) lần đầu tiên ra mắt game thủ trên toàn thế giới vào ngày 9/11/2000. Đây không phải là một bản game chính thống mà là một bản mod dựa trên tựa game cũng nổi tiếng không kém của nhà Valve là Half-Life.
Bản mod này thuộc quyền sở hữu của Minh “Gooseman” Le một kĩ sư lập trình người Canada gốc Việt. Bản mod Counter-Strike được làm dựa trên một cuộc chiến giữa hai phe Khủng bố (Terrorists – hay còn được gọi là Phe Cướp hoặc T-side) và Chống Khủng Bố (Counter-Terrorists – hay còn được gọi là Phe Cảnh hay CT-side) với các tình huống khác nhau trên các bản đồ khác nhau như: giải cứu con tin, đặt bom, hộ tống V.I.P,…
Bản mod của Minh Le sau đó còn nổi tiếng hơn cả phần game gốc là Half-Life đã khiến cho Valve phải mua lại bản quyền sáng tạo của tựa game này. Sau đó, lần lượt là các bản update đồ hoạ của game ra đời như CS 1.6, CS:Condition Zero, CS:Source, CS:Global Offensive (CS:GO) và gần đây nhất là CS: Source 2 hay CS2 chính thức được ra mắt vào ngày 27/9/2023.
Với một lịch sử hình thành trải dài hơn 20 năm, Counter-Strike được coi là ông tổ của game FPS thời nay với hơn 2 triệu người truy cập và chơi game cùng lúc trên toàn cầu.
Gameplay
Counter-Strike được thiết kế là một game chiến thuật bắn súng góc nhìn thứ nhất nhiều người chơi (multiplayer tactical First-Person Shooter). Với lối chơi rất cơ bản của tựa game này thời kì đầu: bạn mua súng và bắn vào tất cả những gì chuyển động trước mặt. Dần dần, lối chơi của Counter-Strike cải thiện hơn với những tính năng riêng như: độ giật của súng, độ trễ khi thay đạn, độ trễ như nhân vật nhảy hay bị bắn phải, giảm lượng người chơi mỗi bên,…
Người chơi Counter-Strike sẽ có 3 chế độ chơi chính trong game. Tuy nhiên, từ phiên bản CS:GO, đã có một số thay đổi nhất định.
Đối với các bản đồ có tiền tố là “DE_”
Người chơi sẽ đến với chế độ đặt bom, nơi mà phe CT-side có nhiệm vụ bảo vệ 2 bomsite (A hoặc B) để không cho phe T-side đặt bom ở một trong hai bomsite này. Đây cũng là chế độ được chơi nhiều nhất ở tựa game này hay cả trong các giải đấu Esports lớn.
Đối với các bản đồ có tiền tố là “CS_”
Người chơi sẽ đến với chế độ giải cứu con tin, nơi mà phe T-side có nhiệm vụ là bảo vệ những cứ điểm giam giữ con tin, không cho bên CT-side tiếp cận và giải cứu con tin về những điểm giải cứu. Đây là chế đội chơi sinh ra bản đồ thi đấu huyền thoại cho cộng đồng game thủ CS1.1 tại Việt Nam – cs_italy
Bản đồ mang tiền tố “es_” hoặc “vip_”
Đây gọi là chế độ giải cứu. Khi ở phía CT-side, một người chơi sẽ được chọn làm VIP với 200 giáp và chỉ được sử dụng dao hoặc 1 khẩu USP duy nhất. Nhiệm vụ của CT-side là phải hộ tống được người này đến được với vị trí giải cứu. Nếu để VIP chết hoặc không đưa được VIP đến điểm giải cứu trong thời gian nhất định, chiến thắng sẽ thuộc về phía T-side.
Sau đó, chế độ này được chuyển thành chế độ 2vs2 tại các bản cập nhật sau là CS:Source, CS:GO và CS2.
Vũ khí trong Counter-Strike 2
Trong Counter-Strike, chúng ta có thể thấy những vũ khí vô cùng quen thuộc ở ngoài đời. Tuy nhiên, điểm hấp dẫn của dòng game này là những vũ khí đặc biệt chỉ dành cho một bên sẽ được phân biệt như sau:
- Piston – Súng lục: USP-S, P2000, Five-Seven (CT-side), Glock, Tec-9 (T-side), CZ75, P250, Dual Beretta, Desert Eagle, R8 Revolver
- Shotgun – Súng săn: MAG-7 (CT-side), Sawed-off (T-side), XM1014, Nova
- SMG – Súng tiểu liên: MP9, MP5-SD (CT-side), MAC-10 (T-side), PP-Bizon, MP7, UMP-45, P90
- Rifles – Súng trường tấn công: FAMAS, M4A4, M4A1-S, AUG (CT-side), Galil-AR, AK-47, SG 553 (T-side).
- Sniper – Súng ngắm: SCAR-20 (CT-side), G3SG1 (T-Side), SSG 08, AWP
- MG – Súng máy: M249, Negev.
- Vũ khí khác: Giáp (Kevlar+Helmet), Súng điện (Zeus), Bom mìn (Flashbang, Smoke, Grenade), Incendiary (Bom cháy – CT-side), Molotov (Bom xăng – T-side), Kit gỡ bom (chỉ dành cho CT, giúp giảm thời gian gỡ bom từ 10s còn 5s)
Từ phiên bản CS2, mọi người chơi sẽ được lựa chọn loại súng mình yêu thích vào trong menu chọn súng mà không cần phải đắn đo lựa chọn những dòng súng có cùng đặc điểm với nhau. Điển hình như ở CT-side, khi trước đó bạn chỉ có thể lựa chọn M4A4 hoặc M4A1-S vào trong menu súng của mình. Nhưng hiện tại, bạn hoàn toàn có thể chọn cả hai khẩu súng này mà không gặp phải bất kì khó khăn nào. Tuy nhiên, để khiến cho game không mất cân bằng, mỗi loại súng kể trên bạn chỉ được phép mang tối đa là 5 khẩu súng trong menu mà thôi.
Công nghệ đồ họa Source 2
Hiện nay, Counter-Strike sử dụng đồ hoạ Source 2 dành cho CS2, bản cập nhật mới dành cho game thủ yêu thích tựa game này. Đây là đồ hoạ chân thực nhất mang đến trải nghiệm mới dành cho anh em game thủ, đặc biệt là những tính năng lần đầu tiên xuất hiện như khói có thể phá bằng bom nổ (Grenade) hoặc làn đạn được bắn ra bởi súng.
Ngoài ra, lần đầu tiên Valve giới thiệu đến cộng đồng một tính năng mới khác, đó là Sub-tick, nơi mà anh em không còn phải đặt câu hỏi như “64 tick khác gì với 128 tick”, “vết bom này có đúng với 128 tick không”. Đây gần như là sự phản hồi trực tiếp đến từ server khi anh em tương tác với môi trường trong game. Tuy vậy, công nghệ Source 2 và Sub-tick vẫn bị cộng đồng lên án khá nhiều khi nó đang đi sai những gì vốn có từ CS:GO và những pha giật lag không đáng có trong các trận thi đấu đỉnh cao.
Các giải đấu chuyên nghiệp của Counter-Strike
Counter-Strike luôn là một tựa game Esports đặc biệt của FPS khi tất cả những game sau này đều lấy hình mẫu là CS để phát triển. Là trò bộ môn tiên phong, việc có rất nhiều giải đấu diễn ra trong một năm của tựa game này là điều hiển nhiên. Tiêu biểu chúng ta có thể kể đến ba hệ thống giải đấu lớn diễn ra trong vòng 1 năm của Counter-Strike như là BLAST Premier, ESL Pro League (tiền thân là ESL One) và Intel Extreme Master (IEM).
Ngoài ra, trong một năm sẽ có hai giải đấu lớn và danh giá của Counter-Strike được tổ chức bới ba đại diện trên, đó là MAJOR. Chiếc cup MAJOR luôn là mục tiêu hướng tới của các tuyển thủ CS chuyên nghiệp.
Đến thời điểm hiện tại, Astralis – đội tuyển CS đến từ Đan Mạch là đội tuyển thành công nhất ở tựa game này với 4 lần lên ngôi vô địch MAJOR và có cho mình 3 lần liên tiếp vô địch giải đấu danh giá này. Các chức vô địch của Astralis bao gồm:
- ELEAGUE Major Atlanta 2017
- FACEIT Major: London 2018
- Intel Extreme Masters XIII – Katowice Major 2019
- StarLadder Berlin Major 2019
Xếp sau là Fnatic với 3 lần vô địch (DreamHack Winter 2013, ESL One:Katowice 2015, ESL One:Cologne 2015) và NAVI với 2 lần vô địch (PGL Major Stockholm 2021, PGL Major Copenhagen 2024)
Vấn đề tồn đọng
Việc Counter-Strike đã và đang trở thành một huyền thoại sống trong làng FPS là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, các vấn đề của tựa game vẫn còn đó và chưa thể được giải quyết trong thời gian ngắn. Tiêu biểu là vấn đề Hack-Cheat trong game vẫn còn gặp nhiều khó khăn do CS là một tựa game mã nguồn mở.
Cũng như đề cập ở trên, việc Sub-tick ra đời cũng làm cho tựa game này có một sự đổi mới, nhưng nó cũng là thách thức với nhà phát triển khi liên tục nhận về những phản hồi tiêu cực của cộng đồng về tình trạng giật lag trong game.
Tổng kết
Trên đây là bài viết tổng quan về Counter-Strike 2 của gameorb.vn. Nếu bạn là fan của dòng game FPS nói chung và CS2 nói riêng, hay chờ đón những bài viết mới về Shanghai Major 2024 được cập nhật sớm nhất trên website tin game của chúng mình nhé!